Tác dụng của rau cải bắp giúp cả gia đình thêm khỏe

Cải bắp cải thiện sức khỏe hệ thống tiêu hóa của bạn. Nó thúc đẩy tiêu hóa và giúp khắc phục các vấn đề như táo bón và đi cầu thường xuyên. Táo bón là một trong những triệu chứng phổ biến của thai kỳ. Một chế độ ăn bắp cải thường xuyên có thể giúp kiểm soát táo bón. Bắp cải có chứa một lượng cao chất xơ, giúp tăng nhu động ruột và tiêu hóa. Hôm nay, cachlamhay.vn sẽ cung cấp thêm thông tin dinh dưỡng của cải bắp cho  sức khỏe con người.

Dinh dưỡng chính của bắp cải

Bắp cải chứa các vitamin và chất khoáng quan trọng như vitamin K, C, B6, B1, B3, Mangan, Folate, Canxi, Magnesium, Phốt pho, Kali, đạm.

Lợi ích của bắp cải khi mang thai

Bắp cải không chỉ giúp cải thiện tiêu hóa mà còn thúc đẩy sức khỏe thị giác.

Cải thiện tiêu hóa:

Cải bắp cải thiện sức khỏe hệ thống tiêu hóa của bạn. Nó thúc đẩy tiêu hóa và giúp khắc phục các vấn đề như táo bón và đi cầu thường xuyên. Táo bón là một trong những triệu chứng phổ biến của thai kỳ. Một chế độ ăn bắp cải thường xuyên có thể giúp kiểm soát táo bón. Bắp cải có chứa một lượng cao chất xơ, giúp tăng nhu động ruột và tiêu hóa.

Giàu axit folic

Bắp cải là một nguồn giàu folate hoặc axit folic, quan trọng đối với sức khỏe DNA của thai nhi.

Năng lượng thấp:

Bắp cải chứa ít năng lượng, do đó không làm bà bầu tăng cân. Những người sắp làm mẹ, nếu muốn tăng cân tối thiểu thời gian mang thai mà vẫn đủ dinh dưỡng thì nên ăn bắp cải. Bạn cũng có thể dùng nước ép bắp cải khi mang thai.

Ngăn ngừa tiểu đường

Tiểu đường rất phổ biến trong thai kỳ. Tuy nhiên, hàm lượng chất xơ cao của bắp cải giúp ổn định huyết áp và lượng đường trong máu, làm giảm nguy cơ tiểu đường thai nghén.

Chống ung thư

Bắp cải tím có chứa Anthocyanins. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, chất này có tác dụng chống lại ung thư.

Ngăn phù nề

Lá bắp cải đắp lên chân sưng phù có tác dụng giảm phù cho bà bầu.

Cảnh báo:

Nếu bị dị ứng với bắp cải, bông cải xanh và các loại rau khác, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn trước khi ăn bắp cải.

Ăn cải bắp có tác dụng gì? 

Trong bắp cải có chứa lượng vitamin cao hơn nhiều so với các loại rau củ khác như: cà rốt, khoai tây, hành tây. Theo nghiên cứu, hàm lượng vitamin A và vitamin P trong bắp cải kết hợp với nhau làm thành mạch máu bền vững hơn. Trong bắp cải còn chứa các chất chống ung thư như: Sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và Indol -33 carbinol.

Theo Đông y, bắp cải vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt, thanh phế, trừ đàm thấp, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu. Bắp cải cũng giúp chống suy nhược thần kinh, giảm đau nhức phòng chống các bệnh ung thư, tim mạch và nhiều loại bệnh khác.

Giảm đau nhức: Ép bắp cải lấy nước uống, còn bã đắp vào chỗ đau nhức do thấp khớp, thống phong, đau dây thần kinh tọa.

Chữa đau khớp, nhức tay chân, nổi hạch: Lấy lá bắp cải cán dập gân lá, hơ nóng rồi áp lên chỗ đau. Mỗi chỗ đau đắp 3 - 4 miếng lá cải bắp, bên ngoài dùng vải dày áp lên rồi cột lại.

Chữa ho nhiều đờm: Dùng 80 - 100g bắp cải, nửa lít nước, sắc còn 1/3, cho thêm mật ong uống trong ngày, kết hợp ăn bắp cải sống.

Đái tháo đường: Bắp cải có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa glucid và giảm đường huyết. Dùng 100g hàng ngày giúp phòng và trị bệnh đái tháo đường type 2.

 

tac-dung-chua-benh-tuyet-voi-cua-bap-cai-2

Món ăn từ bắp cải không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có tác dụng chữa bệnh.

Chữa loét dạ dày tá tràng: Nước ép bắp cải giúp chóng làm lành vết loét, thành sẹo, nhất là loét dạ dày, ruột. Cách làm nước ép bắp cải như sau: Bóc từng lá bắp cải (lấy cả lá xanh bên ngoài), rửa nhiều lần cho sạch, dọc đôi từng lá theo sống lá. Chần qua với nước sôi. Vớt ra để ráo nước. Cho vào cối sạch, giã nát, lấy vải màn hay gạc sạch lọc lấy nước. 1kg bắp cải có thể ép được khoảng 500ml nước. Liều dùng: Mỗi ngày ép 1.000ml nước bắp cải, chia làm nhiều lần để uống, mỗi lần khoảng 250ml, uống thay nước, có thể thêm đường hoặc muối. Mỗi đợt điều trị là 2 tháng. Điều trị bằng nước ép bắp cải không có biến chứng gì, có thể kết hợp với các thuốc chữa dạ dày, tá tràng khác.

Ngoài ra dùng nước ép bắp cải còn có thể chữa viêm họng, viêm phế quản, khản tiếng, phòng chống nhiễm khuẩn, nhiễm nấm ngoài da.

Lưu ý: Người tạng hàn phải dùng bắp cải phối hợp với gừng tươi. Người táo bón, tiểu ít không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.

Xem thêm cách làm dưa cải bắp ngon : https://cachlamhay.vn/bi-quyet-lam-mon-dua-bap-cai-muoi-chua-mon-an-kem-chong-ngan.html

Nguồn tổng hợp