Cá chép với nhiều công dụng, cá chép hấp rau má cung cấp dưỡng chất cho bà bầu

Cá chép còn có tên gọi là lý ngư. Từ thịt cá đến vây cá đều là bài thuốc quý cho y học cổ truyền, chứa rất nhiều chất dinh  giúp an thai tự nhiên cho bà bầu. Hãy cùng cachlamhay.vn tìm hiểu Cá chép với nhiều công dụng, cá chép hấp rau má cung cấp dưỡng chất cho bà bầu.

Cá chép, là món ăn ưa thích của mọi  nhà. Bài viết dưới đây cachlamhay.vn chia sẻ tới bạn đọc lợi ích của cá chép cùng công thức cá chép hấp rau má tốt cho bà bầu, với Top 5 món ngon bổ dưỡng từ cá chép, mẹ bầu nên tham khảo hy vọng bạn đọc có thêm những món ăn ngon bổ từ cá chép tốt cho sức khỏe gia đình đặc biệt là các mẹ đang mang bầu ạ.

Cá chép với nhiều công dụng, cá chép hấp rau má cung cấp dưỡng chất cho bà bầu

Lợi ích bất ngờ của cá chép với sức khỏe người

Cá chép còn có tên gọi là lý ngư. Từ thịt cá đến vây cá đều là bài thuốc quý cho y học cổ truyền. Cá chép có thịt dày và béo, ít xương găm, thớ thịt trắng mịn, có mùi thơm nhè nhẹ, không những là món ăn ngon cho mỗi gia đình mà còn còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp điều trị bị tốt, giúp an thai tự nhiên cho bà bầu. Cá chép còn có những tác dụng bổ ích khác cho thai phụ như lợi tiểu, tiêu phù, chữa ho, thông sữa, có thể dùng chữa trị nhiều bệnh về gan và thận, và nhất là các bệnh về phụ nữ.

Theo một số nghiên cứu cho thấy, trong 100gr cá chép cung cấp khoảng 162 calories, có khoảng 23g protein, 1g chất béo bão hòa, 84mg cholesterol và một ít các vi chất như canxi, vitamin A, vitamin C, sắt. Nếu so sánh với cá lóc thì mỗi 100g sẽ cung cấp 122 calories, 21g protein. Cá hồi cùng trọng lượng thì có thể cung cấp đến 206 calories, với chỉ 63mg cholesterol và chứa 23g protein. (nguồn mom)

Qua so sánh này, có thể thấy cá chép có giá trị dinh dưỡng tương đương thậm chí còn cao hơn cả cá hồi hay cá lóc.

Vậy lợi ích của cá chép là gì đối với các mẹ bầu?

Cá chép cũng là loại cá có hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ. Cá mẹ bầu có biết rằng trong thịt cá chép có chứa nhiều dưỡng chất như axit glutamic, glycine, chất béo, arginine. Tùy theo mùa và sự thay đổi của thời tiết mà hàm lượng protein trong thịt cá chép sẽ có sự khác nhau. Trong đó, hàm lượng protein trong thịt cá chép vào mùa hè là phong phú nhất; vào mùa đông, hàm lượng protein và acid amin trong cá chép sẽ giảm đi.

Mặc dù hàm lượng protein trong thịt cá chép có nhiều biến động, nhưng với nhiều thành phần dinh dưỡng hội tụ, thịt cá chép là món ăn mang lại vô vàn những lợi ích cho mẹ bầu, vừa giúp an thai, hỗ trợ bé phát triển khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ.

Vậy nên, từ xa xưa ông bà ta vẫn luôn khuyến khích con cháu mang thai nên ăn thịt cá chép để tẩm bổ.

Mẹ bầu nên ăn cá chép vào thời điểm nào là thích hợp?

Đối với cá chép thì tốt nhất là các mẹ nên ăn vào giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên là tốt nhất, tức trong 3 tháng mang thai đầu tiên của giai đoạn thai kỳ. Vì đây là thời điểm mà mọi tế bào thai nhi đang trong giai đoạn hình thành bởi vậy sẽ dễ dàng hấp thụ chất bổ hơn.

Do vậy, ngay từ những tháng đầu tiên khi mang thai, các mẹ hay cập ngay những món ăn được chế biến từ cá chép vào thực đơn bà bầu của mình nhé!

Nguyên liệu:

  • Cá chép : 1 con
  • Rau má : 200g
  • Ớt sừng: 1 quả
  • Nấm rơm: 100g
  • Hành lá, rau sống, hành tím
  • Bún, bánh tráng cuộn
  • Gia vị: muối, hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn

Xem thêm cá chép om dưa tại link này:https://cachlamhay.vn/cach-lam-ca-chep-om-dua-mon-an-ngon-bo--la-mieng-sach-bach-noi-com-me-nau.html

Sơ chế nguyên liệu:

Mách nhỏ: Muốn làm món này ngon, khi mua cá, bạn nên chọn một con chép nặng khoảng 700g (nếu cá lớn, hấp sẽ lâu chín). Cá chép sau khi đánh vảy, bỏ mang và ruột, rửa sạch nhớt, để ráo nước, khứa sơ hai bên. Rau má rửa sạch, lấy một nửa xay mịn với 1 chén nước, lọc lấy nước. Nấm rơm làm sạch cắt đôi hoặc tỉa hoa.

Bước 1: Sơ chế cá chép

Cá chép làm sạch, rửa hết chất nhớt, dùng dao sắc khứa đều 2 bên thân cá, để riêng cá ra bát tô để cho cá ráo nước.

Bước 2: Rửa sạch các loại rau má

 Rau má nhặt sạch, ngâm cùng với nước muối loãng , lấy khoảng 1/3 số rau má đó mang đi xay lọc lấy nước.

– Nấm rơm ngâm vào trong bát nước nóng, cạo sạch phần gốc, cắt đôi miếng nấm.

– Hành tím bóc bỏ, băm nhỏ.

Bước 3: Nấu cá chép rau má

– Hành tím cho chảo dầu ăn nóng phi thơm. Sau đó cho nấm rơm vào xào nhanh tay khoảng 2 phút.

– Đổ toàn bộ nước rau má lúc trước xay nhuyễn vào  rồi  cho thêm một ít bột năng đã hòa sẵn với nước lạnh vào để tạo thành nước hỗn hợp sánh mịn.

– Cá chép  cho vào một chiếc đĩa lớn đặt lên trên nồi hấp và hấp chín.

Bước 4: Thành phẩm món cá chép hấp rau má

– Khi cá chép đã chín đổ toàn bộ phần nước rau má và nấm rơm vừa xào ở chảo vào. Tiếp tục đậy kín vung và tiến hành hấp thêm khoảng 15 phút nữa là được.

Trong những ngày cuối tuần là dịp thích hợp nhất để các ông xã vào bếp trổ tài làm món cá chép hấp rau má để cho bà xã và con yêu thưởng thức nhé. Cá hấp không chỉ là món ăn chính mà còn cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cho sự phát triển của trẻ

Top 5 món ngon bổ dưỡng từ cá chép, mẹ bầu nên tham khảo

1.    Cá chép sốt cà chua: 

Đây là món ngon dễ ăn lại bổ dưỡng cho bà bầu

Nguyên liệu: 1 con cá chép, 4 trái cà chua, hành lá, tỏi băm, gừng bằm, cùng một số gia vị

Chế biến: 

  • Cá chép bỏ ruột, đánh vảy và rửa sạch. Dùng dao khía những đường dọc thân cá, rồi cho ra tô, ướp với ít muối, hạt nêm, nước mắm trong khoảng 20 phút.
  • Làm nóng dầu ăn, cho cá vào chiên vàng. Để ra giấy thấm bớt dầu. Cho ra đĩa.
  • Cho 1 ít dầu vào nồi. Cho gừng, tỏi băm nhỏ vào xào thơm. Cho thêm dấm, đường, cà chua, muối và 40ml nước, khuấy đều, nếm vừa. Nêm nếm thành sốt chua ngọt vừa miệng. Rắc hành lá thái nhỏ. Sau cùng, là rưới nước sốt lên mình cá.

2. Cá chép hầm gạo nếp 

Món ăn này có tác dụng an thai, bổ khí huyết, ôn tỳ vị, trừ mỏi mệt, thiếu máu, lợi sữa.

Nguyên liệu: Cá chép một con 250g, gừng một lát, gạo nếp 200g.

Chế biến: 

  • Nấu cháo gạo nếp cho nhừ để sẵn.
  • Cá chép luộc chín sau đó tẩm rượu rồi cho táo gừng vào cháo và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

3. Cá chép nấu canh đậu đỏ 

Đây là món giúp an thai bổ máu, lợi tiểu tiêu thũng.

Nguyên liệu:  Cá chép 500g

Chế biến: Cá chép để vảy nguyên con, nấu cùng 150g đậu đỏ cho nhừ để ăn cái và nước.

4. Cháo cá chép, rễ gai

Có tác dụng an thai chữa mỏi lưng, phù thũng

Nguyên liệu: Cá chép tươi một con (400-500 g), rễ cây gai 15g, gạo nếp 100 g

Chế biến: 

  • Cá chép làm sạch nấu lấy nước bỏ xương. 
  • Rễ gai sắc lấy nước bỏ bã. 
  • Lấy nước cá, nước rễ gai nấu cháo ăn nóng ngày 2 lần, một liệu trình 3-5 ngày.

5. Cháo cá chép, hành, nghệ

Có tác dụng lợi tiểu, tiêu phù, lợi sữa

Nguyên liệu: Cá chép một con 500 g, gạo tẻ 100 g, 2 cây hành, bột nghệ, rượu vang, gia vị.

Chế biến: Cá chép làm sạch ướp rượu, bột nghệ, rồi luộc chín lóc bỏ xương lấy nạc và nước. Nấu cháo nhừ mới cho nước luộc cá, hành, gia vị vào, nấu sôi lại.

Với chia sẻ chi tiết ở trên về cá chép.chúc bạn đọc có thêm thông tin về lợi ích của cá chép tốt cho sức khỏe con người đặc biệt là mẹ bầu, cùng những công thức nấu món cá chép  ngon nhất nhé.

cachlamhay.vn