Công dụng của tinh chất mầm đậu nành và những lưu ý khi dùng bạn cần biết

Công dụng của tinh chất mầm đậu nành và những lưu ý khi dùng. Tinh chất mầm đậu nành là nguyên liệu chính dùng để đóng viên sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng làm đẹp trên thị trường. Quyết định tác dụng của các dòng sản phẩm này là tinh chất mầm đậu nành. Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của tinh chất mầm đậu nành

Tinh chất mầm đậu nành là gì?

Tinh chất mầm đậu nành là nguyên liệu chính dùng để đóng viên sản xuất các sản phẩm thực phẩm chức năng làm đẹp trên thị trường. Quyết định tác dụng của các dòng sản phẩm này là tinh chất mầm đậu nành. Đó là bột được tinh chế, chiết xuất để thu lấy hoạt chất chính isoflavon từ mầm đậu nành (mầm của hạt đậu nành). Tức thành phần chính là hoạt chất isoflavon.

Tinh chất mầm đậu nành

Công dụng của tinh chất mầm đậu nành

Tinh chất mầm đậu nành giúp bổ sung nội tiết tố nữ cho phụ nữ

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng và tư vấn sức khỏe sinh sản, tinh chất mầm đậu nành rất tốt và có thể coi là giải pháp hiệu quả để trị các triệu chứng mãn kinh, bởi đậu nành là một nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, giàu chất đạm, Isoflavones, chất béo chưa bão hòa, các vitamin, khoáng chất, carbohydrate phức hợp và chất xơ.

Trao đổi với PV, PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm (Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia) chia sẽ: Mầm đậu nành có chứa Isoflavon hay còn gọi là nội tiết tố nữ thực vật. Các nghiên cứu trên thế giới đã khuyến nghị, mỗi ngày, các chị em (ngay cả phụ nữ mang thai) cần hấp thu khoảng 45 mg Isoflavon. Bạn có thể bổ sung Isoflavon từ việc ăn đậu phụ uống sữa đậu nành, bột đậu tương hoặc uống các chế phẩm từ tinh chất mầm đậu nành.

PGS.TS Lâm cũng nhấn mạnh: Isoflavon từ mầm đậu nành rất tốt cho sức khỏe, giúp dự phòng mỡ máu cao, đặc biệt, những người có nguy cơ mỡ máu cao, uống bổ sung Isoflavon là điều cần thiết. Hơn nữa, những người tăng huyết áp, khi dung nạp Isoflavon sẽ giảm huyết áp, hạ mỡ máu. Ngoài ra, Isoflavon cũng có tác dụng đặc biệt tốt với các chị em phụ nữ nhất là phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh – lứa tuổi đã suy giảm nồng độ estrogen. Bởi Isoflavon có trong tinh chất mầm đậu nành sẽ giúp duy trì các chuyển hóa, ví dụ, tăng cường chuyển hóa hấp thụ canxi khi hấp thu Isoflavon.

“Phụ nữ thường xuyên uống sữa đậu nành sẽ rất tốt, không những tăng cường chuyển hóa mà còn đẹp da, thêm canxi, nhiều khía cạnh tốt…” – PGS.TS Lâm bày tỏ.

Phụ nữ thường xuyên uống sữa đậu nành sẽ rất tốt cho da

Tinh chất mầm đậu nành rất tốt cho sức khỏe phụ nữ

Liên quan tới câu hỏi “Phytoestrogen có trong tinh chất mầm đậu nành có gây nguy hiểm, phá vỡ chức năng nội tiết, gây vô sinh hay không”, câu trả lời của vị chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng này là “không”, nhất là chị em phụ nữ, uống thêm tinh chất mầm đậu nành (tức thêm nội tiết tố thực vật) chỉ có lợi, chứ không có hại.

Estrogen trong tinh chất mầm đậu nành là Estrogen thực vật hay còn gọi là Phytoestrogen, không phá vỡ chức năng nội tiết. Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành có tác dụng giảm nguy cơ ung thư.

Phủ nhận luồng thông tin cho rằng bổ sung hàm lượng Phytoestrogen estrogen trong tinh chất mầm đậu nành gây mất cân bằng nội tiết, thúc đẩy ung thư, GGS.TS Lâm khẳng định: “Estrogen trong tinh chất mầm đậu nành là Estrogen thực vật hay còn gọi là Phytoestrogen, không phá vỡ chức năng nội tiết, cũng không gây nguy cơ”. Nhiều nghiên cứu trên thế giới còn chứng minh: Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành có tác dụng giảm nguy cơ ung thư.

Tinh chất mầm đậu nành rất tốt cho sức khỏe phụ nữ

Những lưu ý khi dùng tinh chất mầm đậu nành

Trường hợp nào ĐƯỢC dùng tinh chất mầm đậu nành?

  • Đối tượng có thể dùng tinh chất mầm đậu nành: Phụ nữ độ tuổi 18 trở lên
  • Nữ giới chức năng sinh lý giảm sút, khô âm đạo, da khô sạm, bắt đầu xuất hiện nám.
  • Nữ giới tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh có các triệu chứng: da nhăn, sạm, nám, sắc mặt không tươi nhuận, tóc khô xơ, dễ rụng, bốc hỏa, mất ngủ, tích mỡ bụng, loãng xương
  • Nữ giới nhiều mụn trứng cá, da mặt xuất hiện tàn nhang.
  • Nữ giới ngực nhỏ cần cải thiện kích cỡ vòng 1.
  • Nữ giới bị rối loạn nội tiết tố, thiếu hụt Estrogen, bị bệnh Đa nang buồng trứng…

Lưu ý

  • Trường hợp có bệnh u xơ tử cung, u xơ tuyến vú, u lạc nội mạc tử cung mình khuyên không nên dùng.

Chú ý: Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, cần cân nhắc trước khi dùng các thực phẩm có chứa tinh chất mầm đậu nành

Tổng hợp