Nguyên nhân gây ra da mụn và giải pháp dưỡng da tối ưu tại nhà đơn giản

Bạn đang sở hữu làn da mặt mịn màng, tự nhiên mọc lên mấy cái mụn mà không biết nguyên nhân nào gây nên. Hãy cùng cachlamhay.vn tìm hiểu bài viết sau về nguyên nhân gây ra da mụn và giải pháp dưỡng da tối ưu tại nhà đơn giản.

Là phụ nữ mình cùng các chị em đều cảm thấy mất đi tự tin khi mặt mọc nhiều mụn, gây sẹo, lồi lõm làm giảm mất đi nét đẹp tự nhiên trên khuân mặt xinh xắn. Với bài viết chia sẻ Nguyên nhân gây ra da mụn và giải pháp dưỡng da tối ưu tại nhà đơn giản cachlamhay.vn hy vọng bạn đọc có thêm thông tin tốt hơn để giúp da cải thiện bớt mụn hơn nhé.

Xem thêmno https://cachlamhay.vn/dau-oliu-voi-nhieu-cong-dung-tot-cho-suc-khoe-lam-dep-ma-ban-chua-biet-toi.html

https://cachlamhay.vn/cong-dung-cua-tinh-chat-mam-dau-nanh-va-nhung-luu-y-khi-dung-ban-can-biet.html

Nguyên nhân gây ra da mụn và giải pháp dưỡng da tối ưu tại nhà đơn giản

A – NGUYÊN NHÂN GÂY MỤN

Mụn là một bệnh của da. Mụn là kết quả của nhiều yếu tố tác động lẫn nhau gây nên. Theo nhiều nghiên cứu thì nguyên nhân gây mụn liên quan đến hai yếu tố chính: nội tiết tố (hormone) và các vi khuẩn sống ở nang lông (vi khuẩn P. ance).

Bình thường, vi khuẩn P. ance không gây hại. Tuy nhiên, khi có quá nhiều chất nhờn và lỗ chân lông bị bít kín sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn này sinh sôi nảy nở, gây viêm nhiễm dẫn đến hình thành mụn mủ và nặng hơn là mụn bọc.

1/ Nguyên Nhân Gây Mụn Bên Trong

a) Hormone (Hooc-mon):

– Vào tuổi dậy thì, các hormone sinh dục tăng cao khiến tuyến bã (tuyến nhờn) hoạt động mạnh. Khi có nhiều bã nhờn được tiết ra, miệng tuyến bã có thể bị tắc nghẽn dẫn đến hình thành mụn. Không chỉ ở tuổi dậy thì mà trước chu kì kinh nguyệt, lượng hormone bị xáo trộn nên chị em cũng dễ bị mụn.

– Ngoài ra, một vài năm trước mãn kinh, một số chị ở tuổi tứ tuần, ngũ tuần có thể bị mụn lại do lượng hormone thay đổi bất thường.

– Uống thuốc đặc trị về một loại bệnh nào đó cũng có thể bị tác dụng phụ làm da bị mụn.

– Thuốc ngừa thai có thể làm sự rối loại Hormone ở một số chị em và cũng là nguyên nhân gây mụn.

** CÁCH NHẬN BIẾT MỤN DO HORMONE:

Mụn đỏ không nhân, không hở miệng, đau vừa. Nổi lấm tấm quanh miệng, cằm. Xuất hiện vào chu kì kinh nguyệt. Thường mụn do nguyên nhân này khó điều trị tận gốc vì có đi bác sĩ da liễu, có thoa kem, đắp mặt nạ v.v… thì mụn chỉ hết lúc đó, khi đến chu kì kinh tiếp theo mụn vẫn bị nổi lại. Nếu bị mụn do nguyên nhân này, mà mụn ít và không để lại sẹo lâu thì các chị có thể không cần quá lo lắng. Nhưng nếu mụn nhiều, gây ảnh hưởng nặng nề đến nhan sắc thì các chị cần tìm đến bác sĩ chuyên về phụ khoa – nội tiết tố để được tư vấn cách chữa trị.

b) Strees (căng thẳng thần kinh):

Một số bác sĩ có thể không đồng tình với quan điểm stress gây ra mụn. Nếu chỉ đề cập đến một yếu tố stress thôi thì họ đúng, nhưng nhiều căng thẳng kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone dẫn đến mụn.

Thường những ai có cuộc sống vui vẻ, viên mãn, ít lo toan da sẽ đẹp hơn những người lúc nào cũng lo lắng, bất an, không vui, mệt mỏi…

c) Chế độ ăn uống:

– Chế độ ăn nhiều đường, nhiều chất béo, chất gây nhiệt (cà phê, nước ngọt, bánh quy v.v…). Nguyên nhân gây mụn do thực phẩm cũng khác nhau ở từng người.

– Có người uống cà phê bị mụn. Có người ăn xoài, mít, sầu riêng bị mụn. Có người uống sữa/sữa chua bị mụn. Có người dùng nhiều đồ chiên xào bị mụn v.v…

– Các chị cần để ý đến thói quen ăn uống của mình hàng ngày để có sự điều chỉnh phù hợp. Chỉ các chị mới tìm ra được nguyên nhân vì các chị mới chính là người hiểu rõ nhất thói quen, sinh hoạt hàng ngày của mình.

d) Thiếu ngủ:

Cũng làm mất quân bình hormone. Một giấc ngủ sâu là rất cần thiết để toàn bộ cơ thể nghỉ ngơi, đồng thời là giai đoạn để cơ thể giải độc, rất cần thiết cho sức khỏe.

e) Di truyền:

Đây là yếu tố không thể thay đổi được. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng nếu chỉ riêng yếu tố di truyền thôi thì chưa đủ để gây nên mụn mà cũng cần sự tác động của các yếu tố khác nữa.

f) Sự tích tụ độc tố trong cơ thể:

– Hoạt động dạ dày không tốt, khi ruột và gan không thể lọc hết chất độc đến từ thực phẩm, lượng chất độc dư ra sẽ được bài tiết qua phổi và da.

– Các thực phẩm gây hại cho sức khỏe không chỉ khiến ruột và gan bị tắc nghẽn mà còn gây thiếu hụt vitamin và khoáng chất, làm giảm mức độ hấp thụ năng lượng cũng như ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể.

– Chị nào bị đau bao tử, ăn uống khó tiêu cũng nên để ý đến vấn đề mụn của mình. Nếu bị mụn lâu, đã kiểm tra tất cả các nguyên nhân khác đều thấy bình thường, mà mụn vẫn bị hoài thì có khả năng các chị đang bị mụn do nguyên nhân này. Người ta còn gọi là “gan nóng”. Khi nguyên nhân gây mụn là vấn đề này thì các chị cần tìm đến bác sĩ Đông y để được tư vấn bốc thuốc về uống.

nguyên nhân gây mụn - đau bao tử là 1 nguyên nhân

2/ Nguyên Nhân Gây Mụn Bên Ngoài

– Vi Khuẩn: môi trường ô nhiễm, bụi bẩn bám vào da mà không được làm sạch thì dễ dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông sinh mụn.

– Ánh nắng: nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc phơi nắng quá nhiều cũng gây ra mụn.

– Môi Trường, Khí Hậu: Môi trường ít bụi bẩn sẽ làm da đẹp hơn. Vào mùa hè nóng bức da đổ nhờn nên dễ mụn. Ngược lại khí hậu quá khô cũng khiến da bị mất nước, da không được cân bằng nên cũng là nguyên nhân gây mụn.

– Mỹ Phẩm: Một số loại mỹ phẩm có thể làm cho tình trạng mụn của các chị nặng thêm. Không có sản phẩm nào đảm bảo 100% không gây ra mụn, vì chúng có thể tốt với người này nhưng lại kích ứng với người khác. Sữa rửa mặt, kem dưỡng da, dầu dưỡng da, mặt nạ chăm sóc, kem chống nắng v.v… đều có thể là nguyên nhân gây mụn.

Các chị có thể thấy đa số người nổi tiếng da mặt ít đẹp, vì công việc buộc họ phải tiếp xúc với mỹ phẩm thường xuyên. Nên bình thường, khi không có dịp nào quá đặc biệt thì các chị nên để mặt mộc cho da thở, da sẽ khỏe và đẹp hơn rất nhiều.

Ngoài ra nếu có trang điểm, các chị hãy tẩy trang thật sạch trước khi đi ngủ nhé!

** Theo Hà, khi bị mụn, các chị nên tìm hiểu tất cả nguyên nhân gây mụn xem mình bị mụn do yếu tố gì, để có cách khắc phục cũng như điều trị hợp lý. Hà thường xuyên nhận được rất nhiều câu hỏi nhờ tư vấn về mụn, nhưng hầu như ít ai hiểu nhiều về loại da cũng như nguyên nhân gây mụn của chính mình. Điều này không chỉ gây khó khăn cho người hỏi mà cũng khiến Hà rất bối rối để tư vấn vì thiếu thông tin, khi thông tin không đầy đủ hoặc sai lệch thì kết quả chắc chắn không thể nào hoàn hảo đúng không ạ?

B – QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA MỤN

Mụn được chia là 2 nhóm: Mụn Không Viêm và Mụn Viêm.

Mụn không viêm gồm có mụn đầu trắng & mụn đầu đen (gọi chung là mụn trứng cá hoặc nhân trứng cá – là những túi nang lông chứa đầy chất bã nhờn). Mụn viêm gồm có mụn mủ & mụn bọc.

Chất nhờn dư thừa tại lỗ chân lông nếu bị tắc nghẽn sẽ hình thành nên nhân trứng cá. Việc xuất hiện các loại mụn khác nhau là do những gì xảy ra với nhân trứng cá.

Hình dưới minh họa quá trình hình thành mụn từ khi xuất hiện vi nhân mụn (chất nhờn bị tắc nghẽn) -> chuyển qua giai đoạn mụn đầu đen (nhân trứng cá bị ôxy hóa) -> mụn mủ (nhân trứng cá bị viêm) -> mụn bọc (viêm nặng và ăn sâu dưới da).

quá trình hình thành mụn

1/ Giai đoạn 1: Sừng hóa lỗ chân lông

Chất nhờn bị ứ đọng trong lỗ chân lông, không thoát ra ngoài khiến bề mặt da trở nên sần sùi và nham nhám. Giai đoạn này khó nhận biết được da chuẩn bị nổi mụn.

* Cách ngăn ngừa mụn: Giữ da sạch. Tẩy tế bào chết thường xuyên 1-2 lần/tuần để loại bỏ lớp da bị sừng hóa.

Có thể áp dụng phương pháp dùng giấm táo để cải thiện da nhờn, giúp da khô thoáng và sạch sẽ.

2/ Giai đoạn 2: Hinh thành mụn

Khi lỗ chân lông bị bít hoàn toàn, sẽ hình thành mụn đầu trắng (mụn kín).

Mụn đầu đen là nhân trứng cá nằm trong lỗ chân lông hở miệng (còn gọi là mụn hở) nên bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí gây ra màu đen, khi nặn ra thấy có nhân cứng, phần trên đen, phần dưới màu trắng đục. Mụn đầu đen là tổn thương sớm nhất của mụn trứng cá, nếu không được xử lý có thể chuyển thành mụn viêm.

3. Cách khắc phục da bị mụn

1. Luôn giữ cho da mặt sạch sẽ

Chăm sóc da mụn, điều quan trọng nhất là vệ sinh da mặt thật kỹ càng. Những cặn bẩn từ môi trường, trang điểm, bã nhờn đọng trong lỗ chân lông nếu không được làm sạch sẽ gây mụn. Nếu bạn thường xuyên trang điểm, hãy lưu ý tẩy trang kỹ bằng dầu hoặc kem rồi rửa lại bằng sữa rửa mặt. Bạn có thể dùng bông mút hoặc máy rửa mặt để việc làm sạch da được hiệu quả hơn.

Những ngày nắng nóng, da bạn đổ mồ hôi nhiều và trở thành môi trường lý tưởng để các vi khuẩn gây mụn hoạt động. Vì thế, luôn giữ cho da mặt sạch sẽ là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc làn da mụn.

Vào ban đêm, các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn, tiết nhiều bã nhờn gây bít lỗ chân lông và khiến mụn mọc nhiều. Rửa mặt giúp loại bỏ bã nhờn, loại bỏ bụi bẩn để da luôn khô thoáng và sạch sẽ. Khi đã rửa mặt sạch, bạn có thể massage mặt nhẹ nhàng để làm mềm da, cải thiện lưu thông máu và trẻ hóa làn da.

Bạn nên dùng sản phẩm sửa rữa mặt dành cho mụn hoặc da dầu để làm sạch mặt vào buổi sáng, trước khi đi ngủ và sau khi tập thể dục. Đặc biệt, bạn cần chăm sóc vùng da bị mụn hình chữ T thật cẩn thận vì đây là nơi tiết chất nhờn nhiều và dễ mọc mụn nhất.

Rửa mặt sạch sẽ

2. Uống nhiều nước

Nước lọc là một thành phần không thể thiếu trong chế độ chăm sóc da nói chung và còn đặc biệt quan trọng đối với chăm sóc da mụn, nhất là da bị mụn trứng cá. Nước giúp bạn cho làn da sáng và loại bỏ vi trùng độc hại khỏi cơ thể, “lột bỏ” những tế bào da chết và nhanh chóng tái tạo tế bào da mới, đồng thời làm mờ vết thâm do sẹo mụn để lại. Do đó hãy tạo cho mình thói quen uống nước nhiều mỗi ngày ( nên uống khoảng  2 lít/ ngày) bạn sẽ sớm thấy hiệu quả và rất tốt cho làn da.

Bạn có biết việc uống một cốc nước lọc vào mỗi sáng trước khi ăn sáng sẽ rất tốt cho da. Cơ thể sau một đêm trao đổi chất, các cặn bã và chất độc tố trong cơ thể nếu không được bài tiết kịp thời sẽ khiến cho mụn trứng cá nổi loạn. Lúc này, uống một cuốc nước trắng vào buổi sớm là cách tốt nhất để bài độc.

Uống nước nhiều trên 2 lít/ ngày

3. Không được dùng tay sờ hoặc nặn mụn

Thường thì chúng ta có một thói quen không hề  tốt cho làn bị mụn của các bạn đó là hay mân mê, sờ vào đốm mụn trên mặt. Nhưng Bạn có biết rằng đôi tay của mình hằng ngày chạm vào rất nhiều đồ vật như máy tính, điện thoại, quần áo….do đó mà bàn tay luôn là nơi ẩn chứa nhiều vi khuẩn. Khi thường xuyên đưa tay sờ lên mặt là chính bạn đang tiếp tay cho “kẻ địch” xuất hiện trên mặt. vì thế các bạn nhớ tuyệt đối không dùng tay nặn mụn nhé. Sẽ vô tình gây hại thêm cho làn da các bạn đó.

Nhiều người cho rằng nếu nặn mụn sẽ chóng khỏi, thế là các bạn cứ vô tư mà dùng tay để loại bỏ chúng ra khỏi mặt khi chúng làm bạn thấy khó chịu. Thực ra, khi mụn chưa chín, thay vì việc nặn mụn để lấy được cặn bã ra ngoài thì bạn lại vô tình ấn chúng xuống sâu hơn, làm mụn sưng tấy, gây nhiễm trùng thậm chí còn phát triển nhiều hơn. Nặn mụn sớm còn để lại vết thâm sâu và dễ để lại sẹo. Do đó, hãy dừng ngay thói quen không tốt này, trừ khi rửa mặt hay cạo râu.

Không nên nặn mụn

4. Thiết lập chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý

Người dễ bị mụn thường là những người hay bị stress, căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn tâm lý hay có chế độ ăn uống không lành mạnh. Vì vậy, để hạn chế mụn, bạn nên xây dựng cho mình một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh gây các căng thẳng, mệt mỏi cho cơ thể.

Chế độ ăn uống lành mạnh cũng là một trong những điều kiện quan trọng để chăm sóc làn da bị mụn. Nếu làn da của bạn dễ bị mụn hãy từ bỏ các thói quen ăn vặt, không nên ăn quá nhiều chất ngọt, béo, cay nóng, kích thích như rượu, bia… Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi có nhiều vitamin, uống đủ nước nhưng không nên lạm dụng cà phê, các loại nước ngọt đóng chai… sẽ giúp làn da bạn mịn màng và  mau lành hơn.

Với bài viết chia sẻ trên về nguyên nhân gây mụn, giải pháp giúp ngăn ngừa mụn hy vọng bạn đọc tìm ra được nguyên nhân gây mụn của mình để từ đó tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất giúp làn da thêm tươi tắn mỗi ngày hơn nhé. 

Cachlamhay.vn