Vì sao bé bị nấc cụt và cách trị nấc cụt cho bé các mẹ không nên bỏ qua

Bé bị Nấc cụt không gây nguy hiểm ở trẻ nhỏ và thường tự hết sau một khoảng thời gian, tuy nhiên nấc cục gây khó chịu, làm bé quấy khóc và có thể bị nôn trớ. Hôm nay, cachlamhay.vn sẽ cung cấp thêm thông tin,  ứng dụng các cách chữa cho trẻ bị nấc cụt để giúp bé hết nấc nhanh hơn.

1 Nguyên nhân gây nấc cụt ở trẻ

Trào ngược dạ dày thực quản

Là do thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản và khi đó axit trong dạ dày tác động lên các tế bào thần kinh, làm rung cơ hoành và dẫn đến nấc cụt. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ nhỏ do cơ vòng thực quản dưới của trẻ chưa hoàn thiện.

Trẻ bú quá no

Bú quá no sẽ làm sự giãn nở đột ngột của khoang bụng làm co thắt cơ hoành khiến bé bị nấc cụt.

Nuốt nhiều khí vào bụng

Trẻ bú bình thường bị nấc cụt hơn trẻ bú mẹ vì khi bú bình sẽ khiến bé nuốt nhiều khí vào bụng làm dạ dày to và giãn ra, bú bình quá no sẽ dẫn đến bé dễ bị nấc cụt.

Dị ứng

Trường hợp dị ứng sữa hộp dẫn đến viêm thực quản cũng là nguyên nhân khiến bé bị nấc cụt. Bên cạnh đó nhiều bé bú mẹ cũng có thể dị ứng với những thực phẩm do mẹ ăn.

Hen suyễn

Đây là tình trạng các ống phế quản phổi bị viêm làm hạn chế luồng không khí vào phổi đồng thời khiến cơ hoành bị co thắt dẫn đến tình trạng bé thở khò khè và nấc cụt.

Hít phải khí ô nhiễm

Do hệ hô hấp của trẻ sơ sinh chưa hoàn chỉnh vì vậy nếu hít phải khí ô nhiễm, mùi khói,... bé dễ bị ho từ đó gây tổn thương cơ hoành và gây nấc cụt.

Giảm nhiệt độ cơ thể

Nhiệt độ giảm đột ngột làm cơ hoành co lại sẽ khiến bé bị nấc cụt.

2. Cách trị nấc cụt ở trẻ

Cho bé uống nước hoặc sữa

Cách chữa cho trẻ bị nấc cụt 1

Uống nước có thể giúp bé hết nấc cục, đối với trẻ sơ sinh bạn có thể cho con bú ngay thay vì uống nước. Trẻ ăn dặm cho uống từng muỗng đến hết 100 ml nước. Bé lớn hơn nữa có thể uống từng ngụm nhỏ nước lọc kèm theo hít thở sâu.

Bịt tai hoặc mũi của bé

Dùng ngón tay bịt hai tai bé trong vòng nửa phút có thể giúp bé hết nấc. Bạn cũng có thể dùng tay bóp nhẹ mũi bé và bịt miệng bé trong vài giây, làm khoảng 10 đến 15 lần trẻ sẽ hết nấc.

Massage lưng cho bé

Khi bé bị nấc cụt mẹ cũng đừng quá lo lắng mà hãy đặt bé ngồi thẳng và massage nhẹ nhàng còn nếu bé chưa thể ngồi thì bạn có thể đặt bé nằm lên bụng và massage để bé cảm thấy thoải mái hành động này sẽ giúp bé căng cơ hoành và ngăn chặn cơn nấc cụt.

Thay đổi tư thế bú cho bé

Nếu trẻ thường xuyên nấc cụt sau khi bú xong, hãy thử thay đổi tư thế bú cho bé để hạn chế không khí nuốt vào khi bú.

Kiểm tra núm vú của bình sữa để chắc chắn không bị rách, làm không khí tràn vào nhiều.

Với các bé đã lớn mà bị nấc cụt, bạn có thể cho hạt hồi vào chén nước sôi, chờ 15 phút cho nguội bớt thì mang cho trẻ uống.

Cho bé ăn ít đường

Nếu như bé nhà bạn đang ở giai đoạn ăn dặm mà bị nấc cụt thì hãy bỏ ít đường vào dưới lưỡi của bé sẽ giúp cơn nấc cụt được ngăn chặn.

Để bé ngồi thẳng sau khi bú

Sau khi cho bé bú xong bạn đừng đặt bé nằm mà hãy giữ người bé thẳng đứng khoảng 15 phút sau khi cho bú như vậy cơ hoành của bé được thư giãn và giảm khả năng nấc cụt.

Làm bé phân tâm

Khi bé bị nấc cụt bạn hãy chơi với bé để bé phân tâm khi đó những cơn nấc cụt sẽ được giải quyết nhanh chóng.

3 Những điều không bao giờ làm với bé sơ sinh bị nấc cụt

Làm cho con giật mình hoặc dọa con

Việc làm bé giật mình bởi một tiếng nổ lớn có thể làm bé hết nấc cụt nhưng đôi khi lại làm ảnh hưởng đến màng nhĩ hay làm tổn thương cột sống của trẻ.

Cho bé ăn bánh kẹo chua

Bánh kẹo chua có tác dụng làm giảm nấc cụt ở người lớn nhưng lại không tốt với trẻ nhỏ vì nó có chứa nhiều axit ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ.

Vỗ vào lưng bé

Nguyên nhân bé bị nấc cụt và cách trị nấc cụt cho bé các mẹ không nên bỏ qua

Không vỗ vào lưng bé khi bé bị nấc cụt vì điều này có thể là gây hại đến các dây chằng trong khung xương của bé.

Ấn vào nhãn cầu mắt

Cơ mắt của trẻ sơ sinh đang ở giai đoạn phát triển vì vậy khi bé bị nấc bạn tuyệt đối không ấn vào nhãn cầu của bé dù chỉ ấn nhẹ.

Kéo lưỡi hoặc xương của bé

Không nên kéo xương hay lưỡi để ngăn chặn tình trạng nấc cụt ở bé vì hành động này rất nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

4 Khi nào nên đưa con đến gặp bác sĩ?

Khi bé bị trào ngược dạ dày thực quản: khi bé bị nấc cụt nhiều kéo theo tình trạng ói, ợ hơi ra chất lỏng, quấy khóc thì hãy đưa đến gặp bác sĩ.

Trẻ bị nấc cụt trong khi ngủ hoặc bú: Nếu bị nấc thường xuyên kể cả khi ngủ và khi bú thì tốt nhất bạn nên đưa đi bác sĩ khám.

Cơn nấc cụt kéo dài nhiều ngày, nhiều giờ: Khi bé bị nấc cụt nhiều lần kéo theo đó là thở khò khè thì bạn đừng chần chừ mà hãy đưa bé đi khám ngay.

Với những thông tin chia sẻ vừa rồi hy vọng sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về triệu chứng nấc cụt và có hướng xử lý tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bé yêu.

Nguồn tổng hợp